chi-so-dau-nhot

Chỉ số dầu nhớt là gì? Ý nghĩa các chỉ số dầu nhớt

Trong quá trình sử dụng dầu nhớt, bạn đã từng thắc mắc vì sao có loại dầu nhớt sử dụng rất tốt còn có loại sử dụng nhưng mang lại hiệu quả rất thấp không? Những vấn đề đó đều được quyết định bởi các chỉ số dầu nhớt. Để dầu nhớt đạt hiệu quả vượt trội thì các chỉ số này phải đạt số điểm tối đa. Bài viết này DSP VINA sẽ giải thích cho bạn các chỉ số dầu nhớt để bạn có thể hiểu rõ hơn và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhé!

Các chỉ số dầu nhớt là gì?

Chỉ số dầu nhớt là những thông số kỹ thuật dùng để đo lường chất lượng, hiệu suất và khả năng đáp ứng yêu cầu của dầu trong các điều kiện hoạt động khác nhau. Những chỉ số này thường được hiển thị trên bao bì sản phẩm, giúp người dùng nhận biết được loại dầu nhớt nào phù hợp với nhu cầu sử dụng cụ thể của động cơ và thiết bị.

Tại sao cần hiểu rõ chỉ số dầu nhớt?

Trước khi sử dụng dầu nhớt cho động cơ hay thiết bị cần hiểu rõ các chỉ số này để dễ dàng lựa chọn và nhận biết được khả năng hiệu quả cho quá trình sử dụng, tránh xảy ra các vấn đề không mong muốn. Việc hiểu rõ các chỉ số dầu nhớt sẽ mang lại các lợi ích sau đây:

  • Đảm bảo hiệu suất động cơ tối ưu: Khi sử dụng dầu nhớt có chỉ số phù hợp với thiết bị, động cơ sẽ hoạt động trơn tru hơn, giảm ma sát và tăng hiệu quả công việc.
  • Kéo dài tuổi thọ động cơ: Sử dụng dầu nhớt chất lượng và phù hợp sẽ giúp tuổi thọ của thiết bị được nâng cao, giúp bảo vệ các bộ phận bên trong và giảm thiểu các vấn đề hư tổn trong quá trình sử dụng.
  • Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng: Việc ít phát sinh hư hỏng từ quá trình vận hành sẽ giúp người sử dụng tiết kiệm một khoản lớn chi phí bảo dưỡng cho thiết bị. Từ đó, chi phí phát sinh sẽ giảm và giảm áp lực ngân sách cho người sử dụng.
  • Phù hợp với điều kiện môi trường: Việc hiểu rõ ý nghĩa của các chỉ số dầu nhớt người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với môi trường, thời tiết để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng.

chi-so-dau-nhot-1

Ý nghĩa các chỉ số dầu nhớt quan trọng

Trong dầu nhớt thường có các chỉ số quan trọng để người dùng nhận biết và chú ý nhằm lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp. Dưới đây là ý nghĩa các chỉ số dầu nhớt quan trọng và phổ biến người sử dụng cần biết:

Chỉ số độ nhớt (Viscosity Index)

Độ nhớt là chỉ số thể hiện khả năng chống lại sự trôi chảy của chất lỏng, tức là mức độ “đặc” hoặc “lỏng” của dầu nhớt. Đây là chỉ số quan trọng phản ánh độ ma sát bên trong dầu khi lưu thông trong động cơ.

  • Độ nhớt cao: Dầu chảy chậm, đặc hơn. Dầu có đặc điểm này sẽ phù hợp với các động cơ hoạt động ở nhiệt độ cao, giúp thiết bị hoạt động ổn định và giảm quá trình đốt cháy nhằm tiết kiệm nhiên liệu. 
  • Độ nhớt thấp: Dầu chảy nhanh hơn, loãng hơn. Dầu có đặc điểm này sẽ phù hợp với động cơ trong môi trường thời tiết lạnh, với tính chất lỏng quá trình lưu thông sẽ trở nên dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn từ đó quá trình vận hành sẽ diễn ra trơn tru hơn.

Tầm quan trọng của độ nhớt đối với động cơ

Độ nhớt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và tuổi thọ của động cơ, nó giúp quá trình vận hành động cơ trở nên nhịp nhàng và hiệu quả, cùng tham khảo tầm quan trọng thông qua nội dung dưới đây:

  • Bảo vệ các bộ phận chuyển động: Dầu nhớt với độ nhớt phù hợp sẽ tạo lớp màng bảo vệ giữa các bề mặt kim loại giảm ma sát và mài mòn trong quá trình hoạt động.
  • Hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết: Ở từng điều kiện thời tiết, độ nhớt là yếu tố quyết định. Khi lựa chọn người dùng cần chú ý đến chỉ số này để chọn sản phẩm hiệu quả nhất. Trong đó, độ nhớt thấp sẽ giúp động cơ dễ dàng khởi động, độ nhớt cao sẽ giúp bảo vệ động cơ khi hoạt động dưới nhiệt độ cao.
  • Giảm tiêu hao nhiên liệu: Khi sử dụng dầu nhớt có độ nhớt phù hợp sẽ giúp động cơ hoạt động mượt mà hơn, từ đó giảm mức tiêu thụ nhiên liệu xuống.

Cách đọc chỉ số SAE

Chỉ số SAE (Society of Automotive Engineers) là tiêu chuẩn quốc tế dùng để phân loại độ nhớt của dầu nhớt. Có rất nhiều ký hiệu cho chỉ số này, mỗi con số sẽ thể hiện độ nhớt phù hợp với môi trường nào nhất.

Giả sử: Chỉ số độ nhớt SAE 10W-40 sẽ được đọc như sau.

  • “10W”: Thể hiện độ nhớt của dầu ở nhiệt độ thấp (Winter). Con số càng nhỏ, dầu càng loãng khi khởi động ở nhiệt độ lạnh.
  • “40”: Thể hiện độ nhớt của dầu ở nhiệt độ cao (100°C). Con số càng lớn, dầu càng đặc khi động cơ hoạt động.

Ví dụ:

SAE 5W-30: Phù hợp với điều kiện thời tiết lạnh và xe động cơ nhỏ.

SAE 20W-50: Phù hợp với động cơ được dùng trong môi trường nhiệt độ cao và có tải trọng lớn.

chi-so-dau-nhot-7

Chỉ số TBN (Total Base Number)

TBN là gì?

TBN (Total Base Number) là chỉ số biểu thị khả năng trung hoà axit của dầu nhớt, đo bằng đơn vị mg KOH/g (miligram kali hydroxit trên mỗi gam dầu).

  • Ý nghĩa: TBN cho biết lượng kiềm có trong dầu nhớt, dùng để trung hoà axit sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu và phản ứng hoá học trong động cơ.
  • Giá trị TBN: Dầu nhớt dùng cho động cơ diesel thường có TBN cao hơn do các loại nhiên liệu diesel sinh ra nhiều axit hơn so với xăng. TBN thường nằm trong khoảng 6-15 mg KOH/g đối với dầu động cơ thông thường.

Ứng dụng TBN trong việc đánh giá khả năng trung hoà axit của dầu nhớt

TBN thường được sử dụng để đánh giá quá trình phản ứng hoá học khi động cơ hoạt động, chỉ số này giúp người sử dụng nhận biết được:

  • Quá trình trung hoà axit để bảo vệ động cơ: Trong quá trình vận hành, nhiên liệu đốt cháy sẽ tạo ra các hợp chất axit sẽ gây ra quá trình ăn mòn kim loại, làm giảm tuổi thọ của động cơ và hệ thống dẫn dầu vì vậy, dầu nhớt có TBN để trung hoà các chất axit này nhằm bảo vệ động cơ khỏi hư hỏng và bị ăn mòn.
  • Đánh giá hiệu suất dầu trong quá trình sử dụng: TBN sẽ giảm dần khi dầu nhớt đã trung hoà axit sinh ra trong động cơ. Người dùng cần kiểm tra chỉ số này thường xuyên để xác định được thời gian cần thay dầu nhớt, đảm bảo dầu nhớt còn khả năng bảo vệ động cơ.
  • Cách thức lựa chọn dầu nhớt dựa trên TBN: Động cơ chạy bằng nhiên liệu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn nên cần lựa chọn dầu nhớt có TBN trên 10. Đối với động cơ xăng, nên chọn dầu cho TBN từ 6-8 là đủ để vận hành hiệu quả động cơ.

chi-so-dau-nhot-6

Chỉ số nhiệt độ đông đặc và sôi

Nhiệt độ đông đặc và sôi là gì?

Nhiệt độ đông đặc là mức điểm thấp nhất mà tại đó dầu nhớt mất hoàn toàn tính lỏng và trở nên đặc quánh, không thể chảy được nữa. Đây là thông số quan trọng, đặc biệt khi dầu sử dụng trong môi trường lạnh giá.

Chỉ số này sẽ quyết định trạng thái của dầu trong mọi điều kiện thời tiết và nhiệt độ của môi trường. Dầu có nhiệt độ đông đặc thấp sẽ giữ được khả năng bôi trơn trong thời tiết lạnh. Ngược lại, dầu với nhiệt độ đông đặc cao có thể gây khó khăn cho động cơ khi khởi động.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đông đặc và sôi đến hiệu suất máy móc

Nhiệt độ đông đặc

Đối với máy móc, nhiệt độ đông đặc sẽ mang lại nhiều lợi ích và giá trị giúp quá trình vận hành trở nên trơn tru hơn, nếu không có chỉ số phù hợp này máy móc sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều như:

  • Khả năng khởi động lạnh: Trong điều kiện nhiệt độ thấp, dầu nhớt đông đặc, các bộ phận trong động cơ sẽ thiếu bôi trơn, gây ma sát và mài mòn nghiêm trọng khi khởi động.
  • Ảnh hưởng đến lưu thông dầu: Khi dầu không đủ lỏng, khả năng lưu thông trong hệ thống bôi trơn sẽ giảm dẫn đến nguy cơ hư hỏng động cơ.

Nhiệt độ sôi

Nhiệt độ sôi là mức nhiệt mà tại đó dầu nhớt bay hơi. Chỉ số này càng cao, dầu càng ít bay hơi khi động cơ hoạt động ở nhiệt độ cao. Lợi ích của chỉ số này mang lại gồm:

  • Hạn chế sự bay hơi: Dầu có chỉ số nhiệt độ thấp sẽ dễ bay hơi dẫn đến thiếu hụt dầu, làm giảm khả năng bôi trơn trong quá trình hoạt động.
  • Tăng tuổi thọ động cơ: Dầu với nhiệt độ sôi cao giúp bảo vệ động cơ trong điều kiện nhiệt độ hoạt động cao, hạn chế hình thành cặn bẩn.

chi-so-dau-nhot-4

Chỉ số API (American Petroleum Institute)

Chỉ số API là gì?

Chỉ số API được phát triển bởi Viện Dầu Khí Hoa Kỳ (American Petroleum Institute) để phân loại dầu nhớt theo hiệu suất và mục đích sử dụng. API tập trung vào khả năng bảo vệ động cơ, hiệu suất nhiên liệu, và mức độ khí thải.

API được phân loại gồm hai nhóm chính:

  • Dòng “S” (Service): Dành cho động cơ xăng.
  • Ví dụ: 
    • API SN: Tiêu chuẩn cao nhất, phù hợp với động cơ hiện đại, giảm tiêu hao nhiên liệu và bảo vệ hệ thống kiểm soát khí thải.
    • API SM: Phù hợp với động cơ sản xuất trước năm 2010, có khả năng chống oxy hóa tốt.
    • API SJ: Dành cho các động cơ cũ, sản xuất trước năm 2001.
  • Dòng “C” (Commercial): Dành cho động cơ diesel.
  • Ví dụ: 
    • API CK-4: Phù hợp cho động cơ diesel hiện đại, cải thiện hiệu suất nhiên liệu và giảm khí thải.
    • API CF: Dành cho động cơ diesel sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao.

Lưu ý: Các chỉ số mới hơn luôn bao gồm tiêu chuẩn của các phiên bản trước, đảm bảo khả năng tương thích ngược.

Ứng dụng thực tế

Trong thực tế khi lựa chọn dầu nhớt cần chú ý các chỉ số sao cho phù hợp với động cơ của mình nhất, dưới đây là các ký hiệu bạn cần chú ý để lựa chọn cho thiết bị của mình.

  • API SN: Sử dụng cho ô tô, xe máy, và các phương tiện chạy xăng hiện đại.
  • API CK-4: Dành cho xe tải, máy móc hạng nặng chạy bằng diesel trong ngành công nghiệp và nông nghiệp.

chi-so-dau-nhot-8

Những sai lầm khi hiểu các chỉ số dầu nhớt

Trong công việc và trong đời sống thường ngày, nhiều người vẫn còn chưa quan tâm nhiều đến các chỉ số dầu nhớt và chỉ lựa chọn ngẫu nhiên, điều này mang lại nhiều vấn đề trong việc vận hành thiết bị, động cơ. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mọi người thường mắc phải:

Hiểu sai về độ nhớt và nhiệt độ

Nhiều người cho rằng dầu đặc hơn (độ nhớt cao) luôn tốt hơn, nhưng điều này không đúng trong mọi trường hợp. Vì dùng dầu quá đặc ở nhiệt độ lạnh sẽ khiến động cơ khó khởi động. Ngược lại, dầu quá loãng ở nhiệt độ cao có thể không đủ để bảo vệ động cơ.

Nhiệt độ cũng là yếu tố quan trọng đối với việc vận hành thiết bị và lưu thông dầu nhớt, nhưng người dùng thường bỏ qua yếu tố này và chỉ quan tâm đến những chi tiết khác nên đôi khi hiệu suất của thiết bị không đạt tối đa.

Không quan tâm đến chỉ số API hoặc TBN

  • Dùng dầu không đạt chuẩn API: Nhiều người không kiểm tra chỉ số API, dẫn đến việc dùng dầu nhớt không đáp ứng yêu cầu của động cơ.
    • Ví dụ: Dùng dầu API SL cho động cơ cần API SN sẽ không đủ bảo vệ, dễ gây hỏng hóc.
  • Bỏ qua chỉ số TBN: Dùng dầu nhớt có TBN không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến khả năng trung hòa axit, đặc biệt ở các động cơ diesel sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao.
    • Kết quả: Tăng nguy cơ ăn mòn và giảm tuổi thọ động cơ.

Không thay dầu định kỳ

Dùng dầu quá hạn: Một số người cố kéo dài thời gian sử dụng dầu nhớt, dẫn đến:

  • Giảm khả năng bôi trơn và bảo vệ động cơ.
  • Tích tụ cặn bẩn, gây nghẹt hệ thống bôi trơn.

Không kiểm tra định kỳ: Bỏ qua việc kiểm tra tình trạng dầu khiến người dùng không phát hiện được dầu đã xuống cấp, mất tác dụng trung hòa axit hoặc chống mài mòn.

Tạm kết

Bài viết trên là toàn bộ nội dung về chỉ số dầu nhớt và ý nghĩa của các chỉ số mà DSP VINA đã mang đến các bạn. Hi vọng thông qua bài viết, các bạn có thể hiểu hơn về các chỉ số này và dựa vào đó lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với thiết bị, động cơ hay nhu cầu sử dụng của bạn. Đừng quên theo dõi DSP VINA để nhận thêm nhiều thông tin về thị trường dầu nhớt, các thủ thuật và chia sẻ mới nhất nhé!

Nếu bạn có nhu cầu mua dầu nhớt hãy liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline: 0903 708 341 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhé!

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *