Vì sao cần phải tiến hành thay dầu thủy lực định kì? Nếu như việc thay thế dầu không được thực hiện đều đặn thì sẽ gây nên những tác hại như thế nào cho hệ thống thủy lực? Và khi nào cần thay dầu thủy lực, cách thay như thế nào? Hãy cùng giải đáp những câu hỏi này cùng DSP VINA trong bài viết dưới đây nhé!
Vì sao cần phải tiến hành thay dầu thủy lực định kỳ?
Nguyên lý hoạt động của dầu trong hệ thống thủy lực là lưu thông theo một chu kì tuần hoàn khép kín. Giúp duy trì sự vận hành ổn định của các loại máy móc. Dầu thủy lực sẽ đi từ điểm đầu đến điểm cuối sau đó đến khoang chứa và lặp lại quỹ đạo trên. Để không ngừng bôi trơn và làm mát cho hệ thống thủy lực.
Trong mỗi chu kỳ vận hành như vậy thì dầu thủy lực sẽ bị biến chất một ít do tác động từ nhiệt lượng, ma sát và tạp chất. Dầu khoáng và các chất phụ gia có trong dầu thủy lực sẽ bị tiêu hao. Làm giảm chức năng bảo vệ máy móc của dầu thủy lực. Chính vì vậy việc bạn tiến hành thay thế dầu thủy lực định kỳ thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng. Giúp cho dầu thủy lực đảm nhiệm tốt nhất chức năng nhiệm vụ của mình đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ của máy móc.
Điều gì xảy ra nếu như bạn không tiến hành thay dầu thủy lực định kỳ?
Nếu như bạn không chú ý đến việc tiến hành thay thế dầu thủy lực định kỳ thường xuyên thì sẽ xảy ra một số tình trạng như sau:
- Sau một khoảng thời gian nhất định, những chỉ số kĩ thuật như độ nhớt của dầu sẽ giảm xuống. Khiến cho ma sát giữa các chi tiết máy không ngừng tăng lên. Lúc này thì áp lực tác động lên hệ thống thủy lực sẽ tăng, do không được bôi trơn đúng cách. Động cơ của máy móc sẽ phải chịu tải nặng hơn gây ra những âm thanh lớn. Và làm giảm năng suất của dây chuyền hoạt động.
- Hệ phụ gia của dầu thủy lực sẽ bị oxy hóa và bay hơi sau một thời gian sử dụng. Chính sự thay đổi trong thành phần của dầu khiến cho khả năng bôi trơn bị giảm. Loại dầu biến chất này nếu như không được làm sạch sẽ sinh ra các cặn bẩn. Dẫn đến mài mòn các chi tiết máy, gây tiêu hao năng lượng.
- Một trong những công dụng mà dầu thủy lực mang lại là làm sạch. Chính vì vậy nếu như dầu xuất hiện một lượng chất rắn như gỉ sắt, bụi bẩn và đất cát. Mà không được thay thế thì qua thời gian số lượng những chất bẩn này ngàng càng gia tăng. Gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch của dầu, đồng thời gây hư hại lớn cho máy móc.
- Ngoài ra trong hệ thống sự luân chuyển dầu có tác dụng tưới nguội nhằm hạ nhiệt lượng phát sinh. Dầu đã qua sử dụng thường bị mất các chất phụ gia làm suy giảm khả năng thoát nhiệt. Dầu nóng liên tục sẽ gây nên tình trạng quá nhiệt cho hệ thống thủy lực.
Khi nào cần thay dầu thủy lực cho hệ thống máy móc?
Thay dầu thủy lực quá sớm thì rất phí, mà quá muộn thì sẽ gây ra những hậu quả không đáng có. Vậy thì chúng ta cần thay dầu thủy lực khi nào?
Hãy quan sát màu sắc của dầu thủy lực
Màu sắc của dầu sẽ thay đổi qua quá trình sử dụng. Nếu màu của dầu nhạt đi thì có thể dầu bị pha trộn với dầu tái sinh. Lúc này ta cần kiểm tra độ nhớt của dầu. Nếu màu của dầu đậm hơn (chuyển sang màu đen hoặc nâu), có thể dầu đã bị biến chất hoặc có lẫn tạp chất. Khi màu sắc của dầu rơi vào hai trường hợp như vậy thì chúng ta nên nghĩ ngay đến việc thay dầu.
Thời gian sử dụng của dầu
Thời gian định kỳ thay dầu là yếu tố quyết định đến việc thay dầu cho hệ thống thủy lực. Thời gian định kỳ này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như máy mới hay máy cũ, máy hoạt động liên tục hay không, môi trường làm việc và chất lượng dầu thủy lực sử dụng ra sao. Vậy nên bạn cần quan tâm đến định kỳ thay dầu mà nhà sản xuất đưa ra nhé: xem xem dầu hoạt động bao nhiêu thời gian thì cần thay ( Có một số hãng khuyến cái nên thay dầu sau khi hoạt động 5000h).
Hướng dẫn chi tiết cách thay dầu thủy lực
Bước 1: Chọn dầu và các dụng cụ để thay dầu
Hãy chọn loại dầu thủy lực chính hãng, chất lượng tốt. Và phù hợp nhất với hệ thống thủy lực của mình. Chuẩn bị các dụng cụ để thay dầu như: bơm dầu, phễu rót, găng tay, thùng hứng nhớt thải.
Bước 2: Xả bỏ dầu cũ, vệ sinh bể chứa sạch sẽ
Kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ bể chứa dầu để loại bỏ các cặn bẩn và bùn. Nếu dầu cũ không được xả hết, cặn bẩn vẫn còn. Thì sẽ ảnh hưởng lượng dầu mới và quá trình hoạt động của máy móc, tuổi thọ của dầu…
Tất cả các nắp bảo dưỡng phải mở hết để thông thoáng. Và hệ thống thông gió nên cho hoạt động. Đặc biệt, không nên xả dầu khi hệ thống vừa làm việc xong, vì khi đó dầu vẫn còn nóng.
Bước 3: Đổ dầu thủy lực mới vào bể chứa
Ở bước này, bạn nên đổ dầu mới vào bể với một lượng ít hơn so với sách hướng dẫn và cần lưu ý những điều dưới đây:
- Bể chứa dầu và bể giãn nở phải sạch sẽ, khô ráo. Các van được xả để ở chế độ an toàn.
- Các phin lọc dầu sạch sẽ, lắp đúng vị trí.
- Dầu cũ đảm bảo là đã hết và máy sạch sẽ.
- Các bơm và đường ống từ thùng chứa dầu vào bể phải sạch sẽ.
- Nên bắt đầu bơm từ điểm thấp nhất để tránh hiện tượng lọt khí nếu là bơm trực tiếp.
- Độ ổn định áp suất an toàn trong hệ thống tuần hoàn.
Quý khách cần tư vấn và báo giá sản phẩm dầu nhớt công nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH DSP VINA
Website: daunhotdspvina.vn
Email: dspvina82@gmail.com
Hotline: 0708.889.636
Fanpage: https://www.facebook.com/DSPvina