Cách xử lý dầu thủy lực nhiễm nước

Cách xử lý dầu thủy lực nhiễm nước

Dầu thủy lực bị nhiễm nước thì tác hại và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách xử lý và phòng tránh nhé!

Dấu hiệu nhận biết dầu thủy lực nhiễm nước

Khi dầu thủy lực bắt đầu bị nhiễm nước, người tiêu dùng có thể nhận biết nhanh chóng nhờ vào màu sắc và độ đặc lỏng của dầu. Khi quan sát bằng mắt thường, các tiêu chí này được bộc lộ vô cùng rõ ràng.

  1. Về màu sắc: Người tiêu dùng hoàn toàn có thể nhận thấy sự thay đổi màu sắc của dầu. Dầu thủy lực nguyên chất thường có màu vàng trong suốt vô cùng bắt mắt. Khi nhiễm nước, dầu sẽ chuyển từ màu vàng sang màu trắng sữa và đục. Các vân trắng trong dầu là kết quả của quá trình nhũ tương hóa.
  2. Về độ nhớt: Độ nhớt trong dầu thủy lực là kết cấu đặc. Cụ thể, các loại dầu ISO VG 32, 46 và 68 thường có độ đặc tăng dần thể hiện kết cấu dầu nhớt chặt chẽ hơn. Do đó, nếu dầu nhớt loãng hơn so với bình thường và xuất hiện các đốm trắng có nghĩa là dầu đã bị nhiễm nước.Dấu hiệu nhận biết dầu thủy lực bị nhiếm nước

Tác hại của dầu thủy lực nhiễm nước

  • Dầu Thủy lực nhiễm nước sẽ nhanh chóng bị biến chất và đánh mất đặc tính bôi trơn vốn có. Khi được sử dụng cho hệ thống thủy lực, dầu sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa và tăng khả năng mài mòn của kim loại. Lâu dài, loại dầu biến chất này sẽ gây nên những tình trạng hư hỏng nhanh chóng đối với các loại máy móc hiện đại.
  • Khi nhiễm nước, các tính năng cơ bản như chống oxy hóa, chống mài mòn, chống gỉ và chống cháy sẽ hoàn toàn mất đi. Lúc này, dầu không thể làm tốt nhiệm vụ bôi trơn và bảo vệ các chi tiết máy. Nếu không được phát hiện kịp thời, dầu nhiễm nước có thể khiến toàn bộ hệ thống hoạt động quá tải với lượng nhiệt cao hơn gây tiêu tốn điện năng và nguyên liệu.
  • Dầu nhiễm nước sẽ bị mất cân bằng giữa dầu nền và hệ phụ gia. Do đó, khi dùng cho hệ thống thủy lực, dầu sẽ nhanh chóng phản ứng với các chất hóa học khác gây ăn mòn và han gỉ cho những chi tiết máy làm từ kim loại.
  • Bên cạnh đó, dầu nhiễm nước còn là nguyên nhân hàng đầu đẩy nhanh quá trình biến chất với các hiện tượng như giảm độ bám dính, dễ hình thành bọt khí, dễ bay hơi. Dầu thường dễ bị mài mòn và ăn mòn khi lưu chuyển gây tốn kém chi phí cho người dùng.

Nguyên nhân dẫn đến dầu thủy lực nhiễm nước và cách phòng tránh

Nguyên nhân:

  • Sử dụng dầu thủy lực kém chất lượng, dầu nấu lại, trong quá trình nấu lại không tách hết nước ra khỏi dầu cũ.
  • Khâu bảo quản dầu chưa tốt.

Cách phòng tránh:

  • Bảo quản dầu trong nhà có mái che, tránh tiếp xúc với nắng mưa và ẩm, nhất là khi đã khui ra sử dụng.
  • Giữ cho môi trường xung quanh khu vực làm việc được khô thoáng.
  • Đảm bảo dụng cụ bơm dầu không bị nhiễm bẩn.
  • Đối với các hệ thống thủy lực được làm mát bằng nước. Nên thường xuyên kiểm tra hệ thống xe có bị đóng phèn hay bị mục các lá và đường ống giải nhiệt không? Để có biện pháp thay thế, xử lý kịp thời.
  • Nên sử dụng dầu thủy lực chất lượng
  • Mua dầu ở những địa chỉ, đại lý chính hãng, uy tín
  • Không để lẫn và trộn dầu thủy lực với các loại dầu khác
  • Thay dầu thủy lực định kì
  • Vệ sinh máy móc thường xuyên

Cách xử lý dầu thủy lực nhiễm nước

Hiện nay, có 3 phương pháp chính được dùng để loại bỏ nước, hơi nước và các loại nhũ tương có trong dầu thủy lực. Là dùng bộ lọc polymer, dùng vaccum chưng cất và dùng headspace ẩm. Mỗi phương pháp đều được thực hiện theo những thao tác đặc biệt nhằm tương thích với các các mức độ ô nhiễm khác nhau.

Cách xử lý dầu thủy lực nhiễm nước

1. Sử dụng bộ lọc Polymer

Đây là phương pháp có thể nói là phổ biến nhất hiện nay. Cấu tạo của các phin lọc polymer bao gồm nhiều lớp lưới có đường kính vi mô đã được ngâm tẩm polymer siêu thấm. Trong khi dầu với kết cấu trơn và nhẵn thường nhanh chóng lọt qua lưới lọc thì nước sẽ khiến polymer nở ra nhanh chóng. Lượng nước có trong dầu thủy lực sẽ bị giữ lại ở các hạt polymer.

Ưu điểm:

Quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém. Hiện nay, lọc polymer được sử dụng đối với khối lượng dầu nhiễm nước ở mức độ vừa phải hoặc tình trạng ô nhiễm nằm trong giới hạn được xác định trước.

2. Sử dụng Vacuum chưng cất

Vacuum chưng cất và khử ẩm khoảng trống là phương pháp nhằm loại bỏ nước hòa tan xuất hiện bên trong cấu trúc dầu thủy lực. Để chưng cất, người thực hiện cần đun sôi nước ở nhiệt độ ổn định là 133°F (56°C). Sau đó kết hợp cùng 25 inch thể tích thủy ngân. Dưới tác động của hơi nước và thủy ngân, nước có trong dầu sẽ bốc hơi nhanh chóng.

Đặc điểm nổi bật: 

Khả năng loại bỏ hoàn toàn lượng nước tại một nhiệt độ nhất định. Mà không gây ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của dầu. Hiện nay, với sự phổ biến của các loại dụng cụ, phương pháp vacuum chưng cất đã dần trở nên phổ biến hơn.

3. Sử dụng Headspace ẩm

Là phương pháp xử lý dầu nhiễm nước bằng cách sử dụng hệ thống lưu thông. Và hút ẩm không khí tồn đọng trong các hệ thống chứa. Khi thực hiện, lượng nước có trong dầu sẽ di chuyển theo đường ống dẫn đến nơi có chứa không khí khô. Sau khi nước đã được tách khỏi dầu hoàn toàn. Người ta sẽ sử dụng các loại máy hút ẩm để loại bỏ phần nước dư thừa này.

Trong trường hợp của các hệ thống nhỏ có mức độ ô nhiễm nguồn nước. Thay dầu có thể tiết kiệm được chi phí, hiệu quả hơn so với sử dụng các phương pháp trên.

Quý khách cần tư vấn hoặc báo giá về các loại dầu. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DSP VINA

Website: daunhotdspvina.vn

Email: dspvina82@gmail.com

Hotline: 0708.889.636

Fanpage: https://www.facebook.com/DSPvina

XEM THÊM: Cách để tăng hiệu quả làm việc của dầu thủy lực

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *