Thị trường Việt Nam hiện tại có vô vàn các loại nhớt xe máy. Để lựa chọn được loại nhớt “chuẩn” cho xe máy, ngoài việc nắm rõ thông tin về “ ngựa chiến” của mình thì cần phải hiểu rõ các thông số dầu nhớt xe máy được in trên bao bì khi lựa chọn dầu nhớt để có thể tránh những tác động tiêu cực cho chiếc xe máy của bạn.
Các chỉ số ghi trên chai nhớt như: SAE,API,SL,SG,10W40,5W30, 20W50
Trên thị trường bây giờ thì có tràn lan các sản phẩm dầu nhớt. Dầu chính hãng hay dầu kém chất lượng đều có. Khó tránh khỏi việc mua phải sản phẩm dầu nhớt kém chất lượng. Và trên thị trường thì đa dạng các dòng sản phẩm dầu nhớt với thông số kỹ thuật khác nhau.
Để lựa chọn được loại nhớt “chuẩn” cho xe máy, ngoài việc nắm rõ thông tin về chiếc xe của mình thì chủ xe cần phải thông thạo các thông số dầu nhớt xe máy được in trên bao bì khi lựa chọn dầu nhớt. Sau đây là cách đọc thông số dầu nhớt xe máy mà bạn nên biết.
I, Dầu Nhớt Xe Máy là gì ?
Dầu nhớt xe máy là loại dầu được sử dụng để bôi trơn, làm mát và bảo vệ các bộ phận truyền động của động cơ xe máy. Dầu nhớt giúp giảm ma sát giữa các chi tiết chuyển động, ngăn ngừa mài mòn, giúp động cơ hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn. Ngoài ra, dầu nhớt còn có tác dụng làm sạch động cơ bằng cách hòa tan bụi bẩn và cặn bã, đồng thời giúp làm mát động cơ bằng cách hấp thụ nhiệt.
II, Ý nghĩa các chỉ số dầu nhớt
– API ( American Petroleum Institue) là “Hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ”, chỉ số này được gọi là cấp nhớt, cấp nhớt càng cao thì phụ gia càng nhiều và cao cấp, cấp nhớt của API có chữ “S” ở đầu như là: API SA, SB, SC, SE,… cho đến SN (đây là cấp nhớt cao nhất).
– JASO ( Japanese Automotive Standards Organization), đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn oto của Nhật Bản. Đối với loại xe số thường có 3 cấp là JASO MA, JASO MA1, JASO MA2. Còn đối với xe tay ga là JASO MB. Dầu nhớt dùng cho xe số có thể dùng cho xe tay ga, nhưng ngược lại thì không được vì dầu nhớt JASO MB kém ma sát, gây ra hiện tượng trượt ly hợp trên xe số.
– SAE ( Society of Automotive Engineers) là “Hiệp hội kỹ sư tự động hóa”, ký hiệu này được gọi là độ nhớt như là: SAE 10W40, W50, W30,…
1, Cấp chất lượng nhớt API:
Cấp chất lượng là một thông những thông số dầu nhớt xe máy quan trọng thứ 2 mà chủ xe cần phải lưu ý. API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) là hiệp dầu khí Hoa Kỳ.
API phân loại cấp chất lượng của dầu nhớt cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG, … đến cấp cao nhất hiện nay là API SN.
Cấp chất lượng API của dầu nhớt động cơ xăng
SA>SB>SC>SD>SE>SF>SG>SJ>SL>SM>SNà
Cấp chất lượng API của dầu nhớt động cơ Diesel
CA>CB>CC>CD>CE>CF>CF4>CG4>CH4>CI4>CI4>CK4à
2, Cấp chất lượng nhớt JASO:
Cuối cùng là JASO (Cơ quan tiêu chuẩn phương tiện cơ giới Nhật Bản). Tiêu chuẩn JASO được chia làm 4 cấp: JASO MA, JASO MA1, JASO MA2 và JASO MB.
Từng cấp sẽ nói lên mức độ ma sát thế nào phù hợp với bộ ly hợp trên chiếc xe . Thông thường, cả 3 cấp MA, MA1 và MA2 đều dùng được cho xe số, và MB dùng cho xe tay ga.
Tuy nhiên nên lưu ý, dầu nhớt dùng cho xe số có thể dùng cho xe tay ga, nhưng ngược lại thì không được, vì dầu nhớt JASO MB kém ma sát, gây ra hiện tượng trượt ly hợp nên không dùng cho xe số.
Đặc điểm JASO MA1: Đảm bảo độ ma sát, chống trượt ly hợp ở các xe 4 thì đời cũ có tốc độ vòng tua máy thấp.
Đặc điểm JASO MA2: Đảm bảo độ ma sát tối ưu, thích hợp cho các xe 4 thì đời mới có vòng tua máy cao.
Đặc điểm JASO MB: Đặc tính ma sát thấp, giảm tổn thất công suất của động cơ, phù hợp cho xe tay ga 4 thì.
3,Cấp độ nhớt SAE:
Theo SAE, dầu nhớt dùng cho động cơ 4 thì thường được phân làm 2 loại là dầu nhớt đơn cấp và dầu nhớt đa cấp. Trong đó, đặc tính nhớt trong điều kiện nhiệt độ thấp và cao (nóng và lạnh) là thông số rất quan trọng để lựa chọn dầu nhớt cho xe máy.
Dầu nhớt đơn cấp: thường chỉ có ký hiệu SAE 40, SAE 50. Loại nhớt này chỉ bảo đảm yêu cầu bôi trơn động cơ ở nhiệt độ cao. Còn khi nhiệt độ xuống thấp (khi động cơ chưa hoạt động) thì dầu đơn cấp có thể quá đặc gây khó khăn cho việc khởi động và lưu thông dầu nhớt đến các bộ phận động cơ.
Dầu nhớt đa cấp: Khắc phục nhược điểm của dầu đơn cấp, các loại dầu nhớt đa cấp như SAE 10W-30, 5W-40, 10W-40 và 20W-50 được phát triển và đưa vào sử dụng ngày càng rộng rãi. Chữ W được cho là viết tắt của “Winter – mùa đông” chỉ khả năng khởi động đa dạng ở các mùa với nhiệt độ khác nhau.
III, Tại sao nên thay dầu định kỳ
1,Dầu nhớt bị giảm chất lượng theo thời gian
Trong quá trình hoạt động, dầu nhớt phải chịu nhiệt độ cao, áp suất mạnh và ma sát liên tục. Điều này khiến dầu nhớt bị oxy hóa, mất đi tính bôi trơn và khả năng bảo vệ động cơ.
Sau một thời gian, các phụ gia trong dầu nhớt (chống mài mòn, chống gỉ sét, tẩy rửa…) cũng bị suy giảm hiệu quả, không còn đảm bảo được chức năng bảo vệ động cơ.
2,Tích tụ cặn bẩn và tạp chất trong dầu nhớt
Khi động cơ hoạt động, bụi bẩn, cặn bám và các tạp chất sinh ra sẽ tích tụ trong dầu nhớt.
Nếu không thay dầu định kỳ, các tạp chất này sẽ làm dầu nhớt bị bẩn và đặc lại, gây tắc nghẽn bên trong động cơ, làm giảm hiệu suất bôi trơn và dẫn đến hư hỏng các chi tiết máy cũng như gây ra tiếng ồn động cơ.
3,Giảm ma sát và hao mòn động cơ
Dầu nhớt xe máy có tác dụng tạo lớp màng bôi trơn giữa các bề mặt kim loại bên trong động cơ, giảm ma sát và mài mòn.
Khi dầu nhớt bị cũ hoặc hết tác dụng, các bề mặt kim loại sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau, gây mài mòn nhanh chóng, làm giảm tuổi thọ của động cơ.
4,Làm mát động cơ hiệu quả
Dầu nhớt xe máy giúp hấp thụ và phân tán nhiệt sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu và ma sát trong động cơ xe.
Nếu dầu nhớt bị bẩn hoặc xuống cấp, khả năng làm mát bị giảm, khiến động cơ dễ bị nóng quá mức, dẫn đến hỏng hóc nghiêm trọng.
5,Tiết kiệm nhiên liệu
Dầu nhớt cũ hoặc quá bẩn sẽ làm tăng ma sát, khiến động cơ phải làm việc tối đa công suất hơn, tiêu tốn nhiều xăng hơn.
6,Tránh hư hỏng nghiêm trọng và tốn kém chi phí sửa chữa
Việc không thay dầu nhớt đúng hạn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như: kẹt piston, xước xi-lanh, hỏng trục cam, hoặc thậm chí là hỏng toàn bộ động cơ.
Những hư hỏng này thường rất tốn kém để sửa chữa, trong khi thay dầu nhớt định kỳ lại là một việc đơn giản và tiết kiệm chi phí.
IV, Khi nào cần thay dầu nhớt xe máy?
Xe số: Thay dầu sau mỗi 1.000 – 2.000 km xe chạy
Xe tay ga: Thay dầu sau mỗi 2.000 – 3.000 km xe chạy
Điều kiện đặc biệt: Nếu xe thường xuyên chạy trong môi trường bụi bẩn, đường kẹt xe, hoặc thời tiết khắc nghiệt, bạn nên thay dầu sớm hơn so với khuyến nghị.
Kết luận
Việc chọn lựa và thay dầu nhớt xe máy định kỳ không chỉ là một bước quan trọng trong quá trình bảo trì xe mà còn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của động cơ. Với sự đa dạng của các loại dầu nhớt xe máy trên thị trường hiện nay, việc hiểu rõ các thông số kỹ thuật như SAE, API, và JASO sẽ giúp các chủ xe đưa ra quyết định đúng đắn, tránh được những tác động tiêu cực có thể xảy ra cho chiếc xe của mình.
Dầu nhớt xe máy không chỉ đơn thuần là chất bôi trơn, mà còn là yếu tố quyết định đến khả năng làm mát, làm sạch và bảo vệ động cơ khỏi các hư hỏng nghiêm trọng. Do đó, việc thay dầu định kỳ là vô cùng cần thiết để duy trì hiệu suất tối ưu cho xe máy. Hãy luôn theo dõi và thực hiện việc thay dầu nhớt xe máy theo khuyến nghị của nhà sản xuất, đồng thời lưu ý đến các điều kiện vận hành của xe để có sự điều chỉnh hợp lý.